Thứ hai , 11-03-2024

Giải đáp thắc mắc cho thí sinh quan tâm xét tuyển ngành Công nghệ sợi, dệt tại Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp

Câu hỏi 1: Thầy (cô) cho em hỏi, học ngành Công nghệ sợi, dệt chúng em được học những gì?

Trả lời: Cùng với khối kiến thức giáo dục đại cương về Lý luận Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Khoa học xã hội, Ngoại ngữ, Toán, Tin học, Khoa học tự nhiên  như các ngành kỹ thuật khác, sinh viên ngành Công nghệ sợi, dệt sẽ được học kiến thức cơ bản về chuyên ngành để tạo ra sản phẩm rất gần gũi với đời sống thường ngày như: làm thế nào để tạo ra sợi, chỉ, vải  có màu sắc và hình hoa khác nhau, tạo ra sản phẩm  vải chống cháy, kháng khuẩn, chống tia UV,…Sản phẩm ngành sợi, dệt rất đa dạng và phong phú không những là nguyên phụ liệu cho ngành may mà còn tạo ra sản phẩm phục vụ trong y-tế (bông, gạc, vải làm khẩu trang kháng khuẩn, vải làm quần áo kháng khuẩn trong y tế,…), trong quốc phòng làm vải chống đạn, trong công nghiệp làm vải mành sản xuất lốp xe,  vải địa kỹ thuật chống lún,…trong nông nghiệp làm thảm tưới cung cấp nước cho cây trồng,…rất nhiều sản phẩm khác nữa các em ạ

 

Câu hỏi 2: Thầy (cô) cho em hỏi, khi ra trường sinh viên ngành Công nghệ sợi, dệt có thể làm được những công việc gì?

 

Trả lời: Với những sản phẩm tạo ra  rất đa dạng và phong phú, khi ra trường, sinh viên ngành Công nghệ sợi, dệt có thể làm được nhiều công việc liên quan đến lĩnh vực Sợi, Dệt, Nhuộm như có thể đảm đương được các nhiệm vụ của cán bộ kỹ thuật, cán bộ điều hành sản xuất từ cấp phân xưởng trở lên tại các công ty dệt, sợi, nhuộm hoặc tham gia nghiên cứu, giảng dạy tại các viện, trường và các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc lĩnh vực sợi, dệt, nhuộm và  nhiều các công việc khác nữa liên quan đến lĩnh vực sợi, dệt, nhuộm.

 

Câu hỏi 3: Thầy (cô) cho em hỏi, ngành Công nghệ sợi, dệt đòi hỏi người học phải có những tố chất hay yêu cầu riêng gì?

 

Trả lời: Ngành Công nghệ sợi, dệt không yêu cầu tố chất gì đặc biệt cả, chỉ cần các em yêu nghề và chăm chỉ.

 

Khi các em yêu nghề và chăm chỉ, với sự hướng dẫn hết lòng của các thầy, cô trong bộ môn Công nghệ dệt và những kỹ năng khác như: năng động, sáng tạo, khả năng làm chủ kỹ thuật,…ngoài ra các em sẽ được tích lũy trong quá trình học kiến thức cơ bản về chuyên ngành công nghệ sợi, dệt. Khi vào học ngành Công nghệ sợi, dệt các thầy, cô tin rằng các em sẽ yêu nghề ngay thôi, vì nghề của chúng ta toàn nhân loại đều sử dụng vải để may mặc và dùng trong rất nhiều ngành khác.

 

Câu hỏi 4: Thầy (cô) cho em hỏi học ngành Công nghệ sợi, dệt tại Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp, chúng em có thể đảm nhận công việc ở những vị trí nào khi ra trường?

 

Trả lời:  Khi ra trường các em được nhận được bằng kỹ sư  Công nghệ sợi, dệt có nhiều vị trí công việc mà kỹ sư  Công nghệ sợi, dệt có thể đảm nhận như:

 

- Kỹ thuật viên trong các doanh nghiệp sản xuất sợi, dệt, nhuộm.

 

- Kỹ thuật viên phòng kiểm tra, đánh giá chất lượng nguyên liệu, bán thành phẩm và thành phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất sợi, dệt, nhuộm.

 

- Nhân viên phòng thí nghiệm dệt may tại các công ty May.

 

- Tư vấn kỹ thuật trong lĩnh vực kinh doanh thuốc nhuộm và chất trợ ngành dệt.

 

- Nhân viên nghiên cứu phát triển sản phẩm của các doanh nghiệp sợi, dệt, nhuộm.

 

Tất nhiên tùy thuộc vào kiến thức, khả năng mà mỗi người sẽ phù hợp ở từng vị trí khác nhau, và qua quá trình làm việc với sự tiếp tục tích lũy kinh nghiệm, kiến thực từ thực tế sẽ có thể đảm nhận nhiều vị trí làm việc.

 

Câu hỏi 5: Thầy (cô) cho em hỏi mức điểm trúng tuyển ngành Công nghệ sợi, dệt các năm học trước có cao không ạ?

 

Trả lời: Mức điểm trúng tuyển có dao động qua các năm, ngành Công nghệ sợi, dệt mấy năm gần đây thường có điểm chuẩn khoảng 15 điểm.

 

Câu hỏi 6: Thầy (cô) cho em hỏi, ngành Công nghệ sợi, dệt học ở cơ sở nào của Nhà trường?

 

Trả lời: Nhà trường có hai cơ sở đào tạo tại Hà Nội và Nam Định đều ở trong thành phố, thí sinh có toàn quyền lựa chọn địa điểm học tập theo nhu cầu cá nhân.

 

Thí sinh lưu ý khi làm hồ sơ xét tuyển như sau:

 

          - Mã xét tuyển tại cơ sở Hà Nội thí sinh ghi hồ sơ DKK.

 

          - Mã xét tuyển tại cơ sở Nam Định thí sinh ghi hồ sơ DKD.

 

Câu hỏi 7: Thầy (cô) cho em hỏi, trong quá trình học việc thực hành nghề nghiệp chúng em được học như thế nào?

 

Trả lời: Để hình thành kỹ năng nghề nghiệp, chương trình đào tạo được thiết kế cân đối giữa lý thuyết với các nội dung thực hành, thực tập.

 

Đối với ngành Công nghệ sợi, dệt, phần thực hành thực tập được tiến hành ở trường kết hợp với doanh nghiệp. Bộ môn cũng thường xuyên đưa sinh viên đi thực tập trên các dây chuyền sản xuất tại nhà máy, Công ty lớn có thiết bị hiện đại, các bạn được học trên thực tế, được trực tiếp làm việc và trải nghiệm nghề nghiệp. Trong quá trình thực tập một số Công ty còn phối hợp với Bộ môn tổ chức thi tay nghề cho sinh viên rất hay và bổ ích, Công ty còn có nhiều giải thưởng  khuyến khích kịp thời. Thời gian gần đây một số Công ty, trong quá trình thực tập Công ty còn hỗ trợ sinh viên  khoảng từ 1 triệu đến 2 triệu như công ty Công ty Dệt Nhuộm Runsire, Công ty Texhong Ngân Hà.

Sau đây là một số hình ảnh trong quá trình thực tập của sinh viên:

 

Câu hỏi 8: Em thấy sinh viên một số trường có tham gia nghiên cứu đề tài cùng các thầy (cô), khoa mình có không ạ?

 

Trả lời: Nghiên cứu khoa học là hoạt động nhận được sự quan tâm rất lớn từ Nhà trường đến các thầy cô và cả sinh viên. Sinh viên Khoa Dệt may và Thời trang thường xuyên được tạo điều kiện tham gia các hoạt động khoa học: làm đề tài, tham gia hội thảo, hội chợ công nghệ… Các bạn có thể làm cùng các thầy cô trong chương trình của khoa, cũng có thể tự làm đề tài riêng hoặc kết hợp với cơ sở sản xuất… Dù tham gia ở hình thức nào các bạn cũng luôn nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện từ các thầy, cô, khoa và nhà trường.

 

Câu hỏi 9: Thầy (cô) cho em hỏi, tốt nghiệp ngành Công nghệ sợi, dệt chúng em có cơ hội học lên trình độ cao hơn không, nếu có thì có thể học ở đâu?

 

Trả lời:  Sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ sợi, dệt, các em hoàn toàn có thể có cơ hội học lên trình độ cao hơn như: các em có thể học tiếp cao học để đạt trình độ thạc sĩ ngành Công nghệ vật liệu dệt, may tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Công nghiệp Hà Nội.

 

Các em có thể theo học các cấp học này ở tất cả các trường có đào tạo sau đại học khi thực hiện các thủ tục thi tuyển theo quy định của cơ sở đào tạo.

 

Câu hỏi 10: Thầy (cô) cho em hỏi, các bạn sinh viên khóa trước ra trường có tìm được việc làm nhiều không?

Trả lời:  100% các em sau khi ra trường đều tìm được việc làm đúng hoặc gần với nghề được học. Rất nhiều em khi ra trường đã trưởng thành tại các công ty lớn như Công ty TNHH Dệt Kim Đông Xuân, Công ty CP dệt  19/5 Hà nội tại KCN Đồng Văn  Công ty CP Dệt May Nam Đinh, Công ty Dệt Lụa Nam Định, Công ty Texhong Ngân Hà, Công ty Dệt Nhuộm Runsire, Công ty Dêt May Huế,…Nhiều bạn đã mở được công ty kinh doanh hóa chất thuốc nhuộm, công ty nhuộm, công ty giặt mài, công ty nhuộm chỉ khâu…ngoài ra còn làm tại các viện nghiên cứu dệt may Việt Nam, các viện, trung tâm kiểm nghiệm, một số bạn tốt nghiệp thạc sĩ,…nói chung là rất phong phú đa dạng. Các bạn cứ vào trường, học tốt yêu nghề và chăm chỉ, cơ hội việc làm rất nhiều.

 

Tin mới nhất

Tiện ích

CÁC NGÀNH TUYỂN SINH VÀ ĐÀO TẠO
TÊN NGÀNH THẠC SĨ ĐẠI HỌC CAO ĐẲNG
Công nghệ sợi, dệt 7540202 -
Công nghệ dệt, may 7540204 -
Công nghệ thực phẩm 8540101 7540101 -
Công nghệ thông tin 7480201 -
CNKT điều khiển và TĐH 7510303 -
CNKT điện, điện tử 7510301 -
CNKT điện tử - viễn thông 7510302 -
CNKT cơ khí 7510201 -
Kế toán 7340301 -
Quản trị kinh doanh 7340101 -
Tài chính - Ngân hàng 7340201 -
Kinh doanh thương mại 7340121 -
Mạng máy tính và TTDL 7480102 -
CNKT cơ điện tử 7510203 -
Ngôn ngữ Anh 7220201 -
CNKT Máy tính 7480108 -
QT dịch vụ du lịch và lữ hành 7810103 -
Ngành Công nghệ kỹ thuật Ô tô 7510205 -
Ngành Bảo hiểm 7340204 -
Khoa học dữ liệu 7460108 -