Thứ hai , 11-03-2024

Giới thiệu về ngành Công nghệ kỹ thuật Cơ khí và Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử

Bạn biết gì về ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí và Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử?

Như các bạn đã biết, chủ trương của nhà nước là đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, phấn đấu sớm đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Chính vì vậy, các ngành phục vụ cho công cuộc đổi mới và phát triển này đang được quan tâm một cách tích cực. Mục tiêu là tạo ra đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên, lao động tay nghề cao có thể làm chủ được công nghệ và các phương tiện, máy móc hiện đại. Các ngành này được đào tạo trong các trường học viện, đại học, cao đẳng, trung cấp, trường nghề. Đó là các ngành: Cơ khí, Điện, Điện tử, CNTT và ngành liên kết giữa các ngành trên là Cơ điện tử.

Với mọi người, khi nhắc tới công việc của ngành Cơ khí, Cơ điện tử thì thường có liên tưởng ngay tới sắt thép, liên quan tới các công việc bằng tay như tiện, phay, bào, hàn… Có thể coi cơ khí là ngành ứng dụng các nguyên lý vật lý để tạo ra các loại máy móc, thiết bị hoặc vật dụng hữu ích. Như vậy cơ khí chính là một ngành chủ yếu tạo ra tư liệu lao động của con người trong thế giới hiện đại.

Cơ khí chế tạo máy được hiểu đơn giản như chính cái tên của nó – là ngành chế tạo ra các loại máy móc và thiết bị sản xuất. Có thể nói khi nhắc tới trình độ phát triển công nghiệp của một quốc gia thì chế tạo máy chiếm một vị trí vô cùng quan trọng.

Cùng với cơ khí chế tạo máy, Cơ điện tử trong đó trọng tâm là điều khiển, tự động điều khiển các hệ thống sản xuất cơ khí, dây chuyền thông qua các giải pháp điều khiển điện, điện tử, thủy lực, khí nén… cũng như tích hợp các công nghệ thông minh hiện nay (IOT, AI) đang là xu thế phát triển mạnh mẽ, dần thay thế các hình thức, phương pháp sản xuất, điều khiển sản xuất truyền thống.

Các vị trí công việc đối với kỹ sư ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí, cơ điện tử

Sau khi tốt nghiệp các kỹ sư ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí, cơ điện tử có thể đảm nhận được các vị trí sau:

1. Các công ty liên doanh, công ty 100% vốn nước ngoài:

Vị trí công việc với kỹ sư Cơ khí: Vận hành, điều khiển hệ thống sản xuất, kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, quản lý, tổ chức sản xuất tại các cơ sở có trang thiết bị, dây chuyền tự động. Thiết kế, xây dựng qui trình công nghệ và các công việc kỹ thuật tại các cơ sở liên quan đến lĩnh vực cơ khí, chế tạo, tự động hóa. Giám sát quá trình sản xuất, làm báo cáo tiến độ cho khách hàng.

Vị trí công việc với kỹ sư Cơ điện tử: Chuyên viên kỹ thuật vận hành, điều khiển hệ thống sản xuất, kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng trang thiết bị, dây chuyền tự động; nhân sự quản lý, tổ chức sản xuất; cán bộ thiết kế, xây dựng quy trình công nghệ và kiểm tra chất lượng sản phẩm.

2. Các công ty trong các lĩnh vực cơ khí, cơ điện tử, tự động hóa trong nước:

Vị trí công việc với kỹ sư Cơ khí: Lập trình gia công cho máy CNC phục vụ sản xuất. Vận hành, điều khiển, bảo trì, bảo dưỡng các máy gia công Cơ khí như máy vạn năng, máy CNC, trung tâm gia công.....Tính toán, thiết kế, chế tạo các chi tiết máy, thiết bị, hệ thống công nghiệp. Tư vấn chuyển giao công nghệ.

Vị trí công việc với kỹ sư Cơ điện tử: Chuyên viên quản lý, vận hành, điều khiển, bảo trì, bảo dưỡng các máy gia công cơ khí như máy công cụ vạn năng, máy CNC, trung tâm gia công, các dây chuyền tự động, bán tự động... nhân sự quản lý, tổ chức sản xuất dây chuyền; cán bộ thiết kế, xây dựng quy trình công nghệ và kiểm tra chất lượng sản phẩm; kỹ thuật viên tính toán, thiết kế, chế tạo các hệ thống Cơ điện tử trong Robot, máy công nghiệp và dân dụng.

3. Các công ty thương mại dịch vụ về kỹ thuật cơ khí, cơ điện tử, tự động hóa:

Vị trí công việc với kỹ sư Cơ khí: Tư vấn kỹ thuật trong lĩnh vực cơ khí; Tư vấn chuyển giao công nghệ; kỹ sư bán hàng các sản phẩm kỹ thuật (Sale Engineer); Kỹ sư hoạch định dự án đầu tư về kỹ thuật cơ khí; Nhân sự hành chính, quản lý trong lĩnh vực cơ khí; Lắp đặt các thiết bị máy móc cơ khí cho các nhà máy, công trình, trường học ...

Vị trí công việc với kỹ sư Cơ điện tử: Chuyên viên tư vấn bán hàng, lắp đặt, chuyển giao công nghệ, đào tạo, cung ứng nhân lực kỹ thuật, xây dựng dự án... liên quan đến các thiết bị/lĩnh vực cơ khí, cơ điện tử, tự động hóa.

4. Lao động ở nước ngoài dưới dạng kỹ sư

Các nước có nhu cầu: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan...

Vị trí công việc với kỹ sư Cơ khí: Kỹ sư vận hành, điều khiển, bảo trì bảo dưỡng dây truyền sản xuất. Vận hành, điều khiển, gia công trên các máy CNC, trung tâm gia công.

Vị trí công việc với kỹ sư Cơ điện tử: Kỹ sư thiết kế quy trình công nghệ, lập trình điều khiển, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng dây truyền sản xuất tự động với các thiết bị CNC, Robot, các hệ thống cảm biến, đo lường....

5. Các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp

Các trường đại học, cao đẳng và TCCN

Vị trí công việc: Giảng dạy lý thuyết, thực hành, thí nghiệm các môn học của ngành cơ khí, cơ điện tử ở các trường Đại học, Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp. Làm nghiên cứu khoa học và hướng dẫn sinh viên làm nghiên cứu khoa học.

6. Các viện nghiên cứu và cơ quan nhà nước

Cơ quan: Viện máy và dụng cụ công nghiệp, Viện nghiên cứu Cơ khí, Bộ Công thương...

Vị trí công việc: Nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực cơ khí, cơ điện tử, tự động hóa; Tư vấn, chuyển giao công nghệ các sản phẩm máy móc thiết bị phục vụ công nghiệp, dân dụng và các lĩnh vực khác; quản lý, thiết kế các chương trình đào tạo, NCKH, chuyển giao công nghệ...

Tóm lại:

Các ngành học của Cơ khí, Cơ điện tử là những ngành học rất thú vị nhưng tương đối khó. Trong trường đại học, các kỹ sư tương lai sẽ được đào tạo bài bản với các môn học kinh điển: Kỹ thuật đo lường, dung sai lắp ghép, vẽ kỹ thuật, sức bền vật liệu, chi tiết máy, công nghệ chế tạo máy, đồ gá, máy công cụ…. Để có thể học tốt và nắm chắc các ngành học này thì các bạn cần có quyết tâm, sự kiên trì và thật nhiều đam mê trong lĩnh vực kỹ thuật. Ngoài ra cũng cần phải học tốt các môn học cơ bản như: toán, tin học những môn học giúp phát triển tư duy và kỹ năng tính toán.

Hiện nay, đất nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì vậy, nhu cầu về lực lượng lao động là rất lớn. Ngoài ra, việc đầu tư các cơ sở sản xuất lớn của các tập đoàn kinh tế, các công ty nước ngoài tại Việt Nam mà chủ yếu đến từ: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… đã khiến cho ngành cơ khí, chế tạo máy, cơ điện tử đang có tốc độ phát triển nhanh. Do đó các bạn hoàn toàn có thể yên tâm vào cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường.

Tin mới nhất

Tiện ích

CÁC NGÀNH TUYỂN SINH VÀ ĐÀO TẠO
TÊN NGÀNH THẠC SĨ ĐẠI HỌC CAO ĐẲNG
Công nghệ sợi, dệt 7540202 -
Công nghệ dệt, may 7540204 -
Công nghệ thực phẩm 8540101 7540101 -
Công nghệ thông tin 7480201 -
CNKT điều khiển và TĐH 7510303 -
CNKT điện, điện tử 7510301 -
CNKT điện tử - viễn thông 7510302 -
CNKT cơ khí 7510201 -
Kế toán 7340301 -
Quản trị kinh doanh 7340101 -
Tài chính - Ngân hàng 7340201 -
Kinh doanh thương mại 7340121 -
Mạng máy tính và TTDL 7480102 -
CNKT cơ điện tử 7510203 -
Ngôn ngữ Anh 7220201 -
CNKT Máy tính 7480108 -
QT dịch vụ du lịch và lữ hành 7810103 -
Ngành Công nghệ kỹ thuật Ô tô 7510205 -
Ngành Bảo hiểm 7340204 -
Khoa học dữ liệu 7460108 -