CÁN BỘ, GIẢNG VIÊN VÀ SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 70 NĂM GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ (10/10/1954 - 10/10/2024)!
Thứ hai , 11-03-2024

Giải đáp các câu hỏi về ngành Công nghệ kỹ thuật Điện tử viễn thông

Câu hỏi 1: Các thầy cô cho em hỏi mức điểm trúng tuyển ngành Điện tử viễn thông các năm học trước là bao nhiêu ạ?

Trả lời:

Chào em!

Mức điểm trúng tuyển những năm gần đây của ngành Điện tử viễn thông khoảng 15 - 17 điểm.

Chúc em may mắn!

Câu hỏi 2:Em đang phân vân có nên lựa chọn ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử Viễn thông hay không vì sợ ra trường khó xin việc. Thầy, Cô có thể tư vấn giúp em được không ạ?

Trả lời:

Chào em!

Hiện nay tổng số nhân lực của nhóm ngành Công nghệ kỹ thuật Điện tử Viễn thông, công nghệ thông tin là khoảng 556 ngàn người và dự báo đến năm 2020 sẽ cần lượng nhân lực khoảng 758 ngàn người. Theo trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường TP Hồ Chí Minh, nhu cầu nhân sự nhóm ngành nghề này trong giai đoạn 2020-2025 vẫn có nhu cầu tuyển dụng rất lớn, có thể lên đến 16.200 người/năm. Trong nhiều năm tới nhu cầu nhân lực ngành này còn cao hơn rất nhiều khi các tập đoàn sản xuất thiết bị điện tử hàng đầu thế giới tới Việt Nam. Nên học ngành này em không cần lo lắng về vấn đề khó xin việc.

Chúc em may mắn!

 

Câu hỏi 3: Thầy Cô cho em hỏi học ngành Công nghệ kỹ thuật Điện tử Viễn thông có dễ xin việc không? Thu nhập sau khi tốt nghiệp ngành này có cao không?

Trả lời:

Chào em!

Mục tiêu đào tạo của ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử Viễn thônglà tạo cơ hội việc làm cho sinh viên không chỉ ở trong nước mà còn ở quy mô toàn cầu. Vì ngành Công nghệ kỹ thuật Điện tử Viễn thông đang là ngành có tốc độ tăng trưởng rất cao, cơ hội nghề nghiệp và thăng tiến là không giới hạn. Theo thống kê của bộ phận công tác sinh viên và quản lý cựu sinh viên thì lương khởi điểm sinh viên mới ra trường trung bình đạt từ 8-10 triệu/tháng trở lên. Mức độ tăng lương sẽ tăng dần tuỳ theo năng lực, tính chất công việc và sự thăng tiến của mỗi cá nhân.

Chúc em may mắn!

Câu hỏi 4:Em rất muốn tìm hiểu về các thiết bị điện tử nhưng khi đọc trang tuyển sinh của trường thấy có hai ngành liên quan đến lĩnh vực này là Công nghệ Kỹ thuật Điện Điện tử và Công nghệ Kỹ thuật Điện tử Viễn thông. Xin hãy cho em biết sự khác nhau giữa hai ngành này?

Trả lời:

Chào em!

Hai ngành này có sự giao thoa với nhau, ngành Công nghệ kỹ thuật Điều khiển và tự động hóa lĩnh vực chính đào tạo là điện tự động hóa, điện công nghiệp và khoa học máy tính. Ngành Công nghệ kỹ thuật Điện tử Viễn thông lĩnh vực chính đào tạo là điện tử công nghiệp, điện tử tin học, điện tử y sinh, điện tử hàng không, điện tử điện lạnh, khoa học máy tính và công nghệ truyền thông tin.

Dựa vào định hướng như vậy chúc em sẽ lựa chọn được ngành mong muốn!

 

Câu hỏi 5:Chào Thầy Cô, em đang phân vân lựa chọn giữa ngành Công nghệ kỹ thuật Điện tử viễn thông với ngành Công nghệ kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa. Xin cho em biết sự khác nhau giữa hai ngành để có lựa chọn đúng đắn nhất?

Trả lời:

Chào em!

Hai ngành này có sự giao thoa với nhau, ngành Công nghệ kỹ thuật Điều khiển và tự động hóa lĩnh vực chính đào tạo là điện tự động hóa, điện công nghiệp và khoa học máy tính. Ngành Công nghệ kỹ thuật Điện tử Viễn thông lĩnh vực chính đào tạo là điện tử công nghiệp, điện tử tin học, điện tử y sinh, điện tử hàng không, điện tử điện lạnh, khoa học máy tính và công nghệ truyền thông tin.

Dựa vào định hướng như vậy chúc em sẽ lựa chọn được ngành mong muốn!

Câu hỏi 6:Chào Thầy Cô, em đang phân vân lựa chọn giữa ngành Công nghệ kỹ thuật Điện tử viễn thông với ngành Công nghệ thông tin. Xin cho em biết sự khác nhau giữa hai ngành để có lựa chọn đúng đắn nhất?

Trả lời:

Chào em!

Hai ngành này có sự giao thoa với nhau, ngành Công nghệ thông tin lĩnh vực đào tạo thiên hướng mạnh về phần mềm và giải pháp như hệ thống thông tin, kỹ thuật phần mềm, mạng máy tính và mạng truyền thông. Còn ngành Công nghệ kỹ thuật Điện tử viễn thông thiên hướng mạnh về phần cứng để chế tạo và can thiệp trực tiếp tới chất lượng của hệ thống. Lĩnh vực chính đào tạo của ngành này là điện tử công nghiệp, điện tử tin học, điện tử y sinh, điện tử hàng không, điện tử điện lạnh, khoa học máy tính và kỹ thuật truyền thông tin.

Dựa vào định hướng như vậy chúc em sẽ lựa chọn được ngành mong muốn!

Câu hỏi 7:Học ngành Công nghệ kỹ thuật Điện tử viễn thông ra trường em có thể làm ở công ty Samsung được không?

Trả lời:

Chào em!

Sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử Viễn thông em có thể làm việc tại tất cả các tập đoàn sản xuất lắp ráp thiết bị điện tử trong đó có cả tập đoàn Samsung. Ngoài ra, em còn có thể làm tại các tập đoàn viễn thông, trung tâm phát thanh truyền hình, truyền dẫn xử lý tín hiệu thông tin liên lạc trong và ngoài nước.

Chúc em may mắn!

Câu hỏi 8:Hiện tại Khoa Điện tử có liên kết với doanh nghiệp nào để sinh viên học trong khoa sau khi tốt nghiệp có thể vào thực tập hoặc làm việc ở đó?

Trả lời:

Chào em!

Hiện tại Khoa Điện tử đã liên kết rất nhiều các doanh nghiệp bên ngoài như: Tập đoàn viễn thông Việt Nam (VNPT), tập đoàn bưu chính viễn thông quân đội (Viettel), Công ty Cổ phần FPT, Tập đoàn Samsung, Tập đoàn Canon, Tập đoàn Hồng Hải… để tạo điều kiện cho sinh viên trong khoa đi thực tập tại các doanh nghiệp này. Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể quay trở lại các doanh nghiệp đó làm việc lâu dài hoặc lấy kinh nghiệm thực tế tại đó để xin việc cũng là một lợi thế rất lớn.

Chúc em may mắn!

Câu hỏi 9:Em muốn làm việc tại các công ty liên quan đến cung cấp dịch vụ, sản xuất hoặc thiết kế giải pháp cho hệ thống viễn thông, Internet. Vậy em nên lựa chọn ngành nào cho phù hợp?

Trả lời:

Chào em!

Các công ty này có những vị trí công việc liên quan đến cả hai ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử Viễn thông, Công nghệ Kỹ thuật máy tínhCông nghệ Thông tin. Trong đó, ngành công nghệ thông tin tập trung vào việc xây dựng các phần mềm ứng dụng, còn ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử viễn thông tập trung về nghiên cứu phát triển các giải pháp kỹ thuật phần cứng, ngành Công nghệ Kỹ thuật máy tính thì xây dựng xây dựng cả phần mềm và phát triển các giải pháp về phần cứng. Tùy vào vị trí công việc cụ thể em hãy tự đưa ra sự lựa chọn ngành phù hợp.

Chúc em may mắn!

Câu hỏi 10:Em thấy các thông tin như: mạng 3G, 4G hay 5G- kẻ hủy diệt mạng wifi trong tương lai nghe rất hấp dẫn. Thầy, Cô cho em hỏi những thông tin này liên quan đến ngành học nào?

Trả lời:

Chào em!

Mạng 3G, 4G hay 5G là khái niệm về các thế hệ mạng di động của công nghệ truyền thông di động thuộc kiến thức ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử Viễn thông. Học ngành này em sẽ được đào tạo và tiếp cận với các kiến thức đó.

Chúc em may mắn!

Câu hỏi 11:Em rất thích tìm hiểu về các robot thông minh có khả năng trí tuệ ngày một tiệm cận với con người. Xin Thầy Cô cho em biết, em nên chọn ngành nào để được học các kiến thức như vậy?

Trả lời:

Chào em!

Lĩnh vực robot là lĩnh vực tự động, còn não robot là các mạng nơ ron hay trí tuệ nhân tạo, để tiếp cận các lĩnh vực này em cần có kiến thức về truyền tin và mạng nơ ron cũng như kỹ thuật vi điều khiển. Như vậy em có thể học ngành Công nghệ Kỹ thuật điện tử viễn thông, ngành Công nghệ Kỹ thuật máy tính hoặc ngành Công nghệ Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa. Tuy nhiên với ngành công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa em sẽ làm việc với các thiết bị công suất lớn, còn với các thiết bị với công suất nhỏ, lĩnh vực vi điều khiển và nhận dạng thì thuộc lĩnh vực của ngành công nghệ kỹ thuật điện tử viễn thông và công nghệ kỹ thuật máy tính.

Chúc em may mắn!

Câu hỏi 12:Với mong muốn sau khi ra trường dễ dàng xin việc, được biết tập đoàn SamSung, Canon, …. đang đầu tư rất mạnh ở Việt Nam. Vậy em nên học ngành nào để trong tương lai có thể xin việc ở đây?

Trả lời:

Chào em!

Tập đoàn SamSung, Canon… là các tập đoàn lớn về sản xuất và lắp ráp các thiết bị điện tử. Các tập đoàn này đều phối hợp với nhà trường trong lĩnh vực đào tạo, nhiều sinh viên nhà trường sau khi tốt nghiệp đã làm việc ở đây đặc biệt sinh viên các ngành điện tử viễn thông, kỹ thuật máy tính, cơ khí, tự động hóa, điện-điện tử và công nghệ thông tin. Tuy nhiên lượng kỹ sư ngành điện tử viễn thông, kỹ thuật máy tính, điện – điện tử có thế mạnh hơn cả trong các mảng công việc tại các tập đoàn này, đặc biệt là kỹ sư ngành điện tử viễn thông.

Chúc em may mắn!

Câu hỏi 13:Sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử Viễn thông em có thể làm việc ở những đâu?

Trả lời:

Chào em!

Sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử Viễn thôngem có thể làm việc ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Em có thể làm việc tại tất cả các tập đoàn sản xuất lắp ráp thiết bị điện tử, tập đoàn viễn thông, trung tâm phát thanh truyền hình,truyền dẫn xử lý tín hiệu, thông tin liên lạc trong và ngoài nước. Em cũng có thể đảm nhiệm vị trí cán bộ nghiên cứu, giảng dạy tại các Viện, Trung tâm nghiên cứu, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thiết bị điện tử, …

Chúc em may mắn!

Câu hỏi 14:Cho em hỏi nhu cầu về nhân lực trong ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử viễn thông ở trong nước hiện nay có cao không?

Trả lời:

Chào em!

Hiện nay tổng số nhân lực của nhóm ngành Công nghệ kỹ thuật Điện tử Viễn thông, công nghệ thông tin là khoảng 556 ngàn người và dự báo đến năm 2020 sẽ cần lượng nhân lực khoảng 758 ngàn người. Theo trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường TP Hồ Chí Minh, nhu cầu nhân sự nhóm ngành nghề này trong giai đoạn 2020-2025 vẫn có nhu cầu tuyển dụng rất lớn, có thể lên đến 16.200 người/năm. Trong nhiều năm tới nhu cầu nhân lực ngành này còn cao hơn rất nhiều khi các tập đoàn sản xuất thiết bị điện tử hàng đầu thế giới tới Việt Nam.

Chúc em may mắn!

Câu hỏi 15:Sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử Viễn thôngem có thể đảm nhận các vị trí Nhân viên kỹ thuật tại các nhà cung cấp dịch vụ di động như Viettel, Mobiphone, Vinaphone …hay không?

Trả lời:

Chào em!

Các sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử Viễn thôngđược hướng dẫn và đào tạo khả năng đọc dịch tài liệu kỹ thuật, các kiến thức về thông tin di động, các kiến thức về mạng 2G, 3G, 4G … Đồng thời được trang bị các kỹ năng về thiết kế mạch nguyên lý, thiết kế mạch in, chế tạo, lắp ráp hàn nối và chỉnh sửa biên dịch phần mềm cho các thiết bị viễn thông. Vì vậy em hoàn toàn có thể đảm nhận tốt vị trí Nhân viên kỹ thuật tại các nhà cung cấp dịch vụ di động như Viettel, Mobiphone, Vinaphone

Chúc em may mắn!

Câu hỏi 16:Cho em hỏi chương trình học ngành Công nghệ kỹ thuật Điện tử viễn thông có khó không? Ngành này sau khi tốt nghiệp em có thể làm việc ở quê hay phải ở lại thành phố lớn mới có khả năng tìm được việc làm?

Trả lời:

Chào em!

Ngành Công nghệ kỹ thuật Điện tử viễn thông thuộc khối ngành công nghệ, chương trình luôn cập nhật theo hướng hiện đại để bắt kịp xu thế của nhu cầu xã hội và sự phát triển của đất nước. Tỷ lệ tốt nghiệp hàng năm và tỷ lệ tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp của ngành này ở mức rất cao, do đó nếu em thực sự thích ngành này và có sự đầu tư nghiêm túc học tập thì không phải lo lắng về chương trình học. Sinh viên tốt nghiệp ngành này làm việc không chỉ bó hẹp trongcác tập đoàn sản xuất lắp ráp thiết bị điện tử, tập đoàn viễn thông, trung tâm phát thanh truyền hình, truyền dẫn xử lý tín hiệu mà có thể đảm nhận nhiều vị trí tại các công ty không chuyên về điện tử viễn thông. Do đó, phổ việc làm của ngành này rất rộng, em có thể làm việc ở bất cứ đâu mà em muốn.

Chúc em may mắn!

Câu hỏi 17:Chào Thầy Cô, em đang quan tâm tới lĩnh vực điều khiển tự động, vậy em nên chọn ngành nào cho phù hợp?

Trả lời:

Chào em!

Nếu em đang quan tâm tới lĩnh vực điều khiển tự động em có thể lựa chọn ngành Công nghệ kỹ thuật Điều khiển và tự động hóa, Công nghệ kỹ thuật Điện điện tử, Công nghệ Kỹ thuật máy tính hoặc Công nghệ kỹ thuật Điện tử viễn thông. Ngành Công nghệ kỹ thuật Điều khiển và tự động hóa, công nghệ kỹ thuật Điện điện tử sẽ chế tạo, điều khiển các thiết bị với công suất lớn từ 220V cho tới hàng KV. Còn ngành Công nghệ kỹ thuật Điện tử viễn thông, Công nghệ Kỹ thuật máy tính lại tập trung chế tạo, điều khiển các thiết bị với công suất nhỏ chỉ từ 5V tới 220V.

Dựa vào sự khác biệt đó, chúc em sẽ lựa chọn được ngành mong muốn!

Câu hỏi 18:Cho em hỏi ngành Công nghệ kỹ thuật Điện tử viễn thông xét tuyển những tổ hợp môn nào?

Trả lời:

Chào em!

Ngành Công nghệ kỹ thuật Điện tử viễn thông của trường có hai phương thức tuyển sinh là xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia do các Sở Giáo dục Đào tạo chủ trì và dựa vào kết quả học bạ THPT.

Đối với trường hợp xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc giangành này có 04 tổ hợp môn xét truyển là A00, A01, D01, C01 và thí sinh phải đạt ngưỡng điểm tối thiểu do Bộ giáo dục và đào tạo quy định. Đối với trường hợp xét tuyển dựa vào kết quả học bậc THPT ngành này có 04 tổ hợp môn xét truyển là A00, A01, D01, C01 và điểm trung bình của 5 học kì (lớp 10, lớp 11 và học kì I lớp 12) của các môn theo tổ hợp, thí sinh thường phải đạt ngưỡng điểm xét tuyển ≥ 18.0 điểm.

Chúc em may mắn!

 

Câu hỏi 19:Em vào ngành học nào để sau này có thể trở thành chuyên gia điều khiển trong lĩnh vực hàng không và có cơ hội làm việc ở những nơi này. Trường mình có đào tạo ngành này không? 

Trả lời:

Chào em!

Để thực hiện ước mơ của mình, em có thể vào ngành Công nghệ kỹ thuật Điện tử viễn thông của trường. Đây là ngành sẽ cung cấp kiến thức, kỹ năng về thiết kế, lập trình điều khiển và vận hành hệ thống điện tử hàng không.

Chúc em may mắn!

Câu hỏi 20:Em thích tìm hiểu về quản lý mạng và máy tính, trường mình có ngành nào đào tạo về lĩnh vực này không?

Trả lời:

Chào em!

 

Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp đang có bốn ngành đào tạo liên quan đến lĩnh vực em quan tâm. Ngành thứ nhất là Công nghệ thông tin, thứ hai là Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu, cả hai ngành này đào tạo thiên hướng mạnh về phần mềm và giải pháp. Ngành thứ ba là Công nghệ kỹ thuật Điện tử viễn thông, ngành thứ tư là Công nghệ Kỹ thuật máy tính, cả hai ngành này thiên hướng mạnh về phần cứng để chế tạo và can thiệp trực tiếp tới chất lượng của hệ thống.

Chúc em lựa chọn được ngành như ý!

Câu hỏi 21:Học ngành Công nghệ kỹ thuật Điện tử viễn thông ra trường em có thể làm bên lĩnh vực Điện tử y sinh được không?

Trả lời:

Chào em!

Học ngành này em hoàn toàn có thể làm tốt trong lĩnh vực Điện tử y sinh. Không những làm tốt trong lĩnh vực này, em còn có thể làm trong lĩnh vực điện tử công nghiệp, điện tử tin học, điện tử hàng không, điện tử điện lạnh, khoa học máy tính và kỹ thuật truyền thông tin.

Chúc em may mắn!

Câu hỏi 22:Học ngành Công nghệ kỹ thuật Điện tử viễn thông ra trường em có thể làm ở các trạm viễn thông được không?

Trả lời:

Chào em!

Học ngành này em hoàn toàn có thể đáp ứng tốt công việc tại các trạm viễn thông. Không những làm tốt trong lĩnh vực này, em còn có thể làm trong lĩnh vực điện tử công nghiệp, điện tử tin học, điện tử y sinh, điện tử hàng không, điện tử điện lạnh và khoa học máy tính.

Chúc em may mắn!

Câu hỏi 23: Ngoài việc học tập theo chương trình đào tạo, ngành Công nghệ kỹ thuật Điện tử viễn thông tại Khoa Điện tử có các hoạt động ngoại khóa về chuyên môn để phát triển bản thân không?

Trả lời: 

Chào em!

Ngoài việc học theo chương trình đào tạo ban hành, Khoa Điện tử thường xuyên tổ chức các khóa học: Thiết kế mạch điện tử, Lập trình ứng dụng … và các khóa học do doanh nghiệp phối hợp với Khoa tổ chức. Sinh viên tham gia các khóa học này hoàn toàn miễn phí. Từ đó, hàng năm nhiều sinh viên trong khoa tham gia các kỳ thi cấp Trường, cấp Bộ đã đạt thành tích cao.

Chúc em may mắn!

Câu hỏi 24:Em rất thích chế tạo Robot. Vậy học ngành nào có thể đáp ứng được nguyện vọng của em?

Trả lời: 

Chào em!

Để chế tạo Robot em cần có kiến thức cơ bản của ngành Cơ khí để chế tạo bộ khung cho Robot; có kiến thức của ngành Điện tử viễn thông để thiết kế và chế tạo mạch điều khiển; có kiến thức về ngành Điện tử viễn thông hoặc Kỹ thuật máy tính, Điều khiển và tự động hóa, Điện điện tử, Công nghệ thông tin để lập trình cho Robot hoạt động.

Dựa vào đặc điểm của các ngành này em hãy lựa chọn cho mình một ngành học phù hợp!

Câu hỏi 25:Em thấy các thiết bị vệ tinh ở rất xa mặt đất vậy mà vẫn có thể thu, phát và xử lý thông tin chính xác. Em muốn tìm hiểu về lĩnh vực này. Em có thể đăng ký học ngành nào ạ?

Trả lời:

Chào em!

Kiến thức về vệ tinh, về truyền dẫn và xử lý thông tin các em sẽ được học trong các môn như: thông tin vệ tinh, kỹ thuật truyền số liệu và mạng, xử lý tín hiệu số, …của ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử Viễn thông.

Chúc em may mắn!

Câu hỏi 26:Em xem trên tivi và được nghe rất nhiều về truyền hình số mặt đất, truyền hình số vệ tinh. Em muốn tìm hiểu và làm công việc liên quan đến lĩnh vực này. Em đăng ký học ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử Viễn thông có được không ạ?

Trả lời:

Chào em!

Ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử Viễn thôngcung cấp các kiến thức về kỹ thuật truyền hình, xử lý tín hiệu số, truyền dẫn, anten truyền sóng,… đáp ứng các vị trí công việc của kỹ sư đường truyền, kỹ sư kiểm tra chất lượng, kỹ thuật viên,…trong lĩnh vực truyền thanh, truyền hình. Nếu muốn làm công việc như vậy em nên đăng ký học ngành này.

Chúc em may mắn!

Câu hỏi 27:Em chào Thầy, Cô. Em muốn làm các công việc liên quan đến thiết kế, chế tạo và lập trình các thiết bị điện tử như: điện thoại di động, máy tính bảng, thiết bị kỹ thuật số cá nhân, thiết bị dẫn đường… Em lựa chọn học ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử Viễn thông có phù hợp không?

Trả lời:

Chào em!

Ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử Viễn thôngđào tạo kiến thức về hệ thống viễn thông, thiết bị di động và truyền dẫn,… Đồng thời được tìm hiểu về các ngôn ngữ lập trình như: Assembly, C/C++, C#...; kỹ năng thiết kế mạch nguyên lý, thiết kế mạch in, chế tạo, lắp ráp hàn nối và chỉnh sửa biên dịch phần mềm. Những kiến thức và kỹ năng được đào tạo này hoàn toàn đáp ứng công việc em yêu thích.

Chúc em may mắn!

Câu hỏi 28:Em mong muốn trở thành kỹ sư phát triển phần mềm tại các tập đoàn, công ty Viễn thông. Vậy em nên lựa chọn ngành nào ạ?

Trả lời:

Chào em!

Công việc của kỹ sư phát triển phần mềm là nghiên cứu, xây dựng giải pháp, phát triển các hệ thống truy cập viễn thông, các hệ thống mạng lõi, tính toán dữ liệu trên bộ nhớ, lập trình điều khiển,... để kiểm tra các module phần mềm. Cả ba ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử Viễn thông, Công nghệ Kỹ thuật máy tính và Công nghệ Thông tin đều liên quan đến công việc này. Trong đó, ngành công nghệ thông tin, Kỹ thuật máy tính tập trung vào việc xây dựng các phần mềm ứng dụng, còn ngành điện tử viễn thông tập trung về nghiên cứu phát triển các giải pháp kỹ thuật.

Chúc em may mắn!

Câu hỏi 29:Em mong muốn trở thành kỹ sư lập trình mobile. Em nên theo học ngành nào?

Trả lời:

Chào em!

Kỹ sư lập trình mobile đảm nhận các công việc như: Phân tích, thiết kế và phát triển các ứng dụng trên nền tảng iOS, android; nghiên cứu, áp dụng và đề xuất các giải pháp kỹ thuật mới. Học ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử Viễn thông, Công nghệ Kỹ thuật máy tính hay Công nghệ thông tin đều có thể làm công việc này. Tuy nhiên, ngành công nghệ Thông tin, Kỹ thuật máy tính thiên về việc xây dựng các ứng dụng còn ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử Viễn thông đi sâu vào nghiên cứu, áp dụng và đề xuất các giải pháp kỹ thuật mới.

Dựa vào đặc điểm đó em hãy lựa chọn cho mình một ngành học phù hợp!

 Câu hỏi 30:Học ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử Viễn thông em có thể làm việc tại vị trí kỹ sư phát triển phần mềm nhúng ở các công ty, tập đoàn viễn thông không?

Trả lời:

Chào em!

Ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử Viễn thôngđào tạo các kiến thức về vi xử lý, vi điều khiển, FPGA, DSP, xử lý tín hiệu, lập trình Assembly, C/C++, C#…Vì vậy, học ngành này em hoàn toàn có thể đảm nhiệm công việc của kỹ sư phát triển phần mềm nhúng tại tất cả các công ty mà em mong muốn làm việc.

Chúc em may mắn!

 Câu hỏi 31:Em thấy khoa học ngày nay rất phát triển. Chúng ta có thể chế tạo và điều khiển từ xa các thiết bị như vệ tinh, tàu vũ trụ, máy bay, tàu ngầm,…Vậy em chọn ngành nào để sau này trở thành nhà nghiên cứu, chế tạo các thiết bị hiện đại đó không?

Trả lời:

Chào em!

Ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử Viễn thôngsẽ cung cấp các kiến thức về vi xử lý, vi điều khiển, thông tin vệ tinh, xử lý tín hiệu, truyền dẫn số, trường anten,…Những kiến thức này sẽ giúp em thực hiện ước mơ đó.

Chúc em may mắn!

 Câu hỏi 32:Em rất thích trở thành nhà thiết kế, chế tạo, lập trình các thiết bị di động như máy điện thoại di động, máy tính bảng, thiết bị kỹ thuật số cá nhân, thiết bị dẫn đường, thiết bị định vị,.. Thầy, Cô cho em biết học ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử Viễn thông có phù hợp với sở thích của em không?

Trả lời:

Chào em!

Để trở thành nhà thiết kế, chế tạo, lập trình các thiết bị di động như máy điện thoại di động, máy tính bảng, thiết bị kỹ thuật số cá nhân, thiết bị dẫn đường, thiết bị định vị,… em cần kiến thức về vi xử lý, vi điều khiển, FPGA, kỹ thuật lập trình, xử lý tín hiệu,…Đây chính là những kiến thức của ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử Viễn thông đào tạo.

Chúc em may mắn!

 Câu hỏi 33:Em muốn tìm hiểu và nghiên cứu về lĩnh vực truyền dẫn thông tin. Vậy em học ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử Viễn thông có thích hợp không?

Trả lời:

Chào em!

Ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử Viễn thông cung cấp kiến thức liên quan đến các thiết bị truyền, nhận thông tin và môi trường truyền dẫn thông tin qua các môn học hệ thống viễn thông, thông tin quang, truyền số liệu và mạng, trường điện từ và kỹ thuật anten,…Vì vậy em chọn ngành này là hoàn toàn phù hợp với ý muốn của mình.

Chúc em may mắn!

 Câu hỏi 34:Để đảm nhận vị trí lập trình viên vi điều khiển và ứng dụng tại các công ty Điện tử tại Việt Nam. Em có nên lựa chọn ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử Viễn thông hay không?

Trả lời:

Chào em!

Ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử Viễn thông đào tạo cho em khả năng đọc dịch tài liệu kỹ thuật, các kỹ năng về thiết kế mạch nguyên lý, thiết kế mạch in, chế tạo, lắp ráp hàn nối và lập trình phần mềm cho các thiết bị sử dụng vi điều khiển. Các em cũng được cung cấp các kiến thức hoặc chứng chỉ lập trình về Assembly, C/C++, C# … để lập trình cho các thiết bị này. Vì vậy, em hoàn toàn có thể đảm nhận vị trí công việc mà em mong muốn.

Chúc em may mắn!

 Câu hỏi 35:Khi tốt nghiệp ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử Viễn thông em có thể đảm nhận các vị trí Nhân viên lập trình phần cứng tại các công ty Điện tử không?

Trả lời:

Chào em!

Sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử Viễn thông có khả năng đọc dịch tài liệu kỹ thuật, các kỹ năng về thiết kế mạch nguyên lý, thiết kế mạch in, chế tạo, lắp ráp hàn nối và lập trình phần cứng cho các thiết bị FPGA, PLD ASIC. Ngoài ra, sinh viên cũng có các kiến thức lập trình về các ngôn ngữ lập trình phần cứng như Abel, VHDL, Verilog … Các ngôn ngữ lập trình này các em sẽ được tìm hiểu trong quá trình học tập tại trường. Vì vậy, em hoàn toàn có thể đảm nhận vị trí công việc mà em mong muốn.

Chúc em may mắn!

Câu hỏi 36: Em muốn sau khi ra trường sẽ nghiên cứu và phát triển các thiết bị y tế để hỗ trợ các các bác sỹ. Xin Thầy Cô cho em biết em nên đăng ký học ngành nào?

Trả lời:

Chào em!

Lĩnh vực thiết bị y tế thuộc mảng kiến thức điện tử y sinh, nhà trường hiện chưa có ngành điện tử y sinh, tuy nhiên ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử viễn thông, Công nghệ Kỹ thuật máy tính có thể trang bị cho các em các kiến thức tương ứng như: kiến thức về mạch, truyền tin, xử lý tín hiệu, từ đó em có thể nghiên cứu và phát triển các thiết bị này.

Chúc em may mắn!

 Câu hỏi 37:Được biết trong những năm gần đây Việt Nam đã và đang quản lý các vệ tinh như Vinasat 1, Vinasat 2, Vinasat 3. Và hiện đang nghiên cứu phát triển các vệ tinh Madein Việt Nam. Em rất yêu thích lĩnh vực này, vậy xin Thầy Cô cho em hỏi, em nên học ngành gì?

Trả lời:

Chào em!

Ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử viễn thông của trường đang đào đạo các kiến thức về lĩnh vực điện tử cũng như các kiến thức về công nghệ mạng thông tin, truyền thông tin qua khoảng cách. Trong lĩnh vực đào tạo có nhiều môn học liên quan đến vệ tinh như “Thông tin vệ tinh, trường điện từ và anten, kỹ thuật truyền tin, xử lý tín hiệu…” đó là các kiến thức sẽ đáp ứng mong mỏi của em.

Chúc em may mắn!

 Câu hỏi 38:Em đang tìm hiểu về các ngành mà mình chuẩn bị nộp hồ sơ. Em rất thích làm việc trong các đài truyền hình như VTV, VTC …vậy mong Thầy Cô cho em biết em nên học ngành nào?

Trả lời:

Chào em!

Làm việc trong các Đài phát thanh và truyền hình thường gồm hai mảng công việc chính là phóng viên và kỹ thuật viên.Phóng viên thường được đào tạo bài bản trong lĩnh vực tuyên giáo và báo chí, còn kỹ thuật viên thường được đào tạo trong lĩnh vực điện tử viễn thông.

Chúc em may mắn!

 Câu hỏi 39:Thưa Thầy Cô, mong muốn sau khi tốt nghiệp đại học em sẽ được làm trong lĩnh vực công tác điều khiển bay trong sân bay. Vậy em nên học kiến thức gì và đăng ký vào ngành nào?

Trả lời:

Chào em!

Lĩnh vực điều khiển bay tại các sân bay liên quan rất nhiều đến các kiến thức về rada, angten, xử lý thông tin, xử lý tín hiệu. Đây là các kiến thức nằm chủ yếu ở ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử viễn thông.

Chúc em may mắn!

 Câu hỏi 40:Em rất muốn tìm hiểu về các hệ thống mạng thông tin, mạng máy tính. Xin Thầy Cô cho em biết đây có phải lĩnh vực đào tạo của ngành công nghệ thông tin hay không?

Trả lời:

Chào em!

Ngành Công nghệ thông tin, Công nghệ Kỹ thuật máy tínhCông nghệ Kỹ thuật Điện tử viễn thông đều đào tạo cho em các kiến thức về hệ thống mạng. Tuy nhiên ngành công nghệ thông tin, kỹ thuật máy tính tập trung chính vào lớp ứng dụng (tức là các phần mềm) hay các hệ thống nhỏ (mạng cục bộ), còn các hệ thống lớn như các mạng đa dịch vụ, mạng ISP, mạng truyền thông thuộc kiến thức của ngành công nghệ kỹ thuật Điện tử viễn thông.

Chúc em may mắn!

 Câu hỏi 41:Em rất thích ngành công nghệ kỹ thuật điện tử viễn thông. Qua tìm hiểu em biết nhiều trường có đào tạo ngành này như Đại hoc Bách khoa Hà Nội, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông... Xin Thầy Cô cho em biết ngành công nghệ kỹ thuật điện tử viễn thông của trường mình có đào tạo giống như ĐHBK HN hay HV CNBCVT hay không?

Trả lời:

Chào em!

Về nội hàm kiến thức thì trường ĐH KTKT CN, ĐHBK HN hay HVCNBCVT đào tạo là như nhau.Tuy nhiên định hướng đào tạo mỗi trường mỗi khác, HV CNBCVT đào tạo chủ yếu các mảng công việc chuyên môn của Tập đoàn bưu chính, ĐH BKHN mục tiêu đào tạo ra các nghiên cứu viên, còn Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp (Uneti) không chỉ đào tạo về nghiên cứu mà còn rất chú trọng về tay nghề để các kỹ sư sau khi tốt nghiệp có thể tham gia ngay các công việc trong lĩnh vực điện tử cũng như truyền thông (vô tuyến và hữu tuyến).

Chúc em may mắn!

 Câu hỏi 42:Em mong muốn sau khi học đại học xong có thể mở cửa hàng sửa chữa Điện điện tử gia dụng. Vậy xin Thầy Cô cho em biết em nên học ngành Điện điện tử hay Điện tử viễn thông.

Trả lời:

Chào em!

Ngành Điện Điện tử hay Điện tử viễn thông đều cho các em các kiến thức về mạch điều khiển của các thiết bị gia dụng. Tuy nhiên ngành Điện tử viễn thông chú trọng đào tạo cho các hệ thống mạng thông tin lớn, các hệ thống thông minh, các kỹ thuật rada anten và truyền hình. Với mong muốn của em, em nên chọn ngành Điện điện tử sẽ phù hợp hơn.

Chúc em may mắn!

 Câu hỏi 43:Em thấy các đường cáp quang internet qua biển thỉnh thoảng lại bị đứt. Em mong muốn có thể nghiên cứu phát triển thêm các đường truyền thay thế cũng như khắc phục hạn chế này. Xin Thầy Cô cho em biết em nên học ở ngành nào?

Trả lời:

Chào em!

Việc truyền tải thông tin có hai hướng là vô tuyến (qua vệ tinh, anten, trạm phát sóng …) và hữu tuyến (qua cáp đồng, cáp quang …). Đây là lĩnh vực đào tạo thuộc ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử viễn thông. Các kiến thức trong ngành này sẽ giúp em có hiểu biết cơ bản và chuyên sâu, qua đó sinh viên không chỉ có sự hiểu biết trong ứng dụng mà còn có thể nghiên cứu, cải tiến và phát triển các sản phẩm dịch vụ mới.

Chúc em may mắn!

 Câu hỏi 44:Gia đình em có nhiều người làm ở lĩnh vực hàng hải, qua các câu chuyện em biết được việc định vị trên biển là vô cùng quan trọng và cũng rất khó khăn. Từ đó em muốn tìm hiểu về các thiết bị hỗ trợ tầu thuyền trên sông trên biển. Vậy em nên học theo ngành nào?

Trả lời:

Chào em!

Việc định vị trên biển sẽ liên quan đến các thiết bị về bộ đàm, định vị vệ tinh, rada, anten …. Đây là mảng kiến thức được giảng dạy trong ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tửviễn thông.

Chúc em may mắn!

 Câu hỏi 45:Hàng ngày nhìn thấy các chú thợ điện, internet, truyền hình cáp … Luôn đào đường để chôn dây cáp, sửa chữa cáp hỏng, … làm các con đường bị cắt xẻ đào lên lấp xuống liên tục.Em muốn sau này mình sẽ nghiên cứu cải tiến để khắc phục chuyện này. Mong Thầy Cô cho em biết em nên học ngành nào và có thể khắc phục các hiện tượng này trong tương lai hay không?

Trả lời:

Chào em!

Trong truyền dẫn thông tin như điện, điện thoại, truyền hình … đều có hai phương thức là vô tuyến và hữu tuyến. Việc sử dụng cáp (truyền hữu tuyến) đang dần được thay thế bởi công nghệ mới (vô tuyến) như kết nối các thiết bị qua vệ tinh. Ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử viễn thông của nhà trường sẽ cung cấp cho em các kiến thức cần thiết về lĩnh vực này, qua đó em không chỉ có sự hiểu biết mà còn có khả năng nghiên cứu, phát triển công nghệ cũng như khắc phục các nhược điểm cố hữu trong công nghệ truyền dẫn thông tin.

Chúc em may mắn

 Câu hỏi 46:Qua theo dõi trên ti vi, em thấy các cuộc hội thảo quốc tế có thiết bị dịch Anh-Việt tự động. Em rất thích tìm hiểu về lĩnh vực này, vậy mong Thầy Cô cho em biết em nên đăng ký học ngành nào?

Trả lời:

Chào em!

Việc dịch tự động bao gồm công việc như nhận dạng tiếng nói rồi sau đó chuyển đổi sang ngôn ngữ khác. Vậy em cần hiểu biết các kiến thức như xử lý tín hiệu, trí tuệ nhân tạo, mạng nơ ron …. Các kiến thức này được đào tạo trong các ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử viễn thông, Công nghệ Kỹ thuật máy tínhCông nghệ thông tin. Tuy nhiên ngành Công nghệ thông tin, Công nghệ Kỹ thuật máy tính tập trung vào việc xây dựng các phần mềm ứng dụng, còn ngành Điện tử viễn thông tập trung về nghiên cứu phát triển giải pháp cùng các thiết bị phần cứng.

Dựa vào đó chúc em lựa chọn được ngành mong muốn!

Câu hỏi 47:Được biết công nghệ ô tô ngày càng phát triển và hiện nhiều tập đoàn đang hướng tới các xe ô tô tự lái, hay điều khiển bằng giọng nói. Em yêu thích về lĩnh vực này, vậy em nên đăng ký học ngành nào?

Trả lời:

Chào em!

Việc ô tô tự lái liên quan đến các công nghệ nhận dạng như nhận dạng hình ảnh, nhận dạng âm thanh, trí tuệ nhân tạo và điều khiển tự động. Các công nghệ này được đào tạo tại các ngành như Công nghệ Kỹ thuật Điện tử viễn thông, Công nghệ Kỹ thuật máy tính ngành tự động hóa. Tuy nhiên ngành tự động hóa có thiên hướng điều khiển tự động các dây chuyền sản xuất lớn, còn các công nghệ nhận dạng hay vi điều khiển công xuất nhỏ (trên ô tô) là mảng kiển thức chuyên sâu của ngành điện tử viễn thông và Kỹ thuật máy tính.

Chúc em may mắn

Câu hỏi 48:Xin Thầy Cô cho em biết, nếu em muốn sau này làm việc ở các trạm dự báo thời tiết thì em nên đăng ký học ngành nào?

Trả lời:

Chào em!

Các trạm dự báo thời thiết thường bao gồm các cảm biến (sensor) như cảm biến nhiệt độ, cảm biến gió, cảm biến thủy triều, cảm biến áp suất … từ đó tín hiệu được truy xuất qua các mạnh điện tử để đưa ra các dự báo. Vậy kiến thức cần thiết để làm việc với các hệ thống này là xử lý tín hiệu, công nghệ cảm biến, các kiến thức về mạch điện tử và nhận dạng. Ngành đào tạo kiến thức này trong trường là công nghệ kỹ thuật điện tử viễn thôngCông nghệ Kỹ thuật máy tính.

Chúc em may mắn!

 

Tin mới nhất

Tiện ích