CÁN BỘ, GIẢNG VIÊN VÀ SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 70 NĂM GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ (10/10/1954 - 10/10/2024)!
Thứ ba , 26-09-2017

Giới thiệu ngành NGÀNH KINH DOANH THƯƠNG MẠI

NGÀNH KINH DOANH THƯƠNG MẠI

1.Mục tiêu đào tạo
Ngành Kinh doanh thương mại đào tạo cho sinh viên các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm về thương mại trong nước và thương mại quốc tế, tạo sự tự tin để thành công trong môi trường kinh doanh hội nhập toàn cầu.
- Mục tiêu chung:
          Đào tạo cử nhân kinh doanh thương mại có phẩm chất chính trị, có đạo đức nghề nghiệp, thái độ lao động và sức khoẻ tốt, có tinh thần xã hội cao, nắm vững kiến thức cơ bản và hiện đại về kinh tế, quản lý và xã hội nhân văn có kiến thức chuyên sâu về lý thuyết kinh doanh thương mại, kiến thức và kỹ năng chuyên nghiệp về hoạch định chiến lược, chính sách, kế hoạch kinh doanh thương mại trong kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế; có tư duy nghiên cứu độc lập; có năng lực nghiên cứu, tự bổ sung kiến thức theo yêu cầu công việc.
 - Mục tiêu cụ thể:
          Về Kiến thức: Cử nhân kinh doanh thương mại được trang bị hệ thống kiến thức cơ bản và hiện đại về kinh tế, quản lý và xã hội nhân văn có kiến thức chuyên sâu về kinh doanh thương mại và hoạt động thương mại ở các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cụ thể như nghiên cứu thị trường, giao dịch đàm phán kinh doanh, tổ chức kinh doanh hàng hoá, dịch vụ ở thương mại nói riêng và hoạt động thương mại ở các doanh nghiệp nói chung trong điều kiện hội nhập quốc tế.
          Về Kỹ năng: Cử nhân kinh doanh thương mại có khả năng sử dụng thành thạo các phần mềm tin học để giải quyết các vấn đề trong kinh doanh thương mại. Xây dựng kế hoạch, truyền thông kinh doanh và quan hệ công chúng nhằm duy trì hình ảnh tạo dựng và bảo vệ thương hiệu cho sản phẩm, cho doanh nghiệp. Xây dựng phát triển hệ thống kênh phân phối, chuẩn bị cơ sở hạ tầng thương mại, kho vận và hoạt động cung ứng của doanh nghiệp.  Đàm phán kí kết các hợp đồng kinh tế, thực hiện các nghiệp vụ về xuất nhập khẩu hàng hoá và thanh toán quốc tế. Thực hiện thành thạo các nghiệp vụ giao dịch thương mại hiện đại( Thương mại điện tử)
Về Thái độ: Cử nhân kinh doanh thương mại có đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp, tinh thần cầu thị, chủ động sáng tạo, có ý thức và năng lực hợp tác trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Về mức tự chủ và trách nhiệm: Cử nhân kinh doanh thương mại có khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm. Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định. Lập kế hoạch điều phối quản lý các nguồn lực, đánh giá và cải thiện hiệu quả các hoạt động kinh doanh thương mại.
2. Vị trí và nơi làm việc sau khi tốt nghiệp:
Cử nhân kinh doanh thương mại làm việc tại:
- Các cơ quan quản lý, nghiên cứu, hoạch định chính sách thương mại ở Trung ương và địa phương.
- Chuyên viên kinh doanh, chuyên viên Marketing, chuyên viên bộ phận thu mua, trưởng ngành hàng, quản lý kinh doanh ở các doanh nghiệp,
- Chuyên viên phụ trách hoạt động xuất nhập khẩu tại các công ty xuất nhập khẩu, khu chế xuất, công ty liên doanh,  hoặc làm công tác tư vấn, quản lý và kinh doanh trong các loại hình kinh tế sản xuất.
- Các cơ quan đại diện thương mại Việt Nam ở nước ngoài và các tổ chức thương mại quốc tế. Các viện nghiên cứu các trường đại học, cao đẳng.
3. Danh sách các trường đào tạo:
Dưới đây là danh sách các trường đào tạo và điểm chuẩn xét tuyển năm 2016
- Đại học kinh tế quốc dân ( Hà Nội): 23,76 điểm
- Đại học thương mại: 21 điểm
- Đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh: 21 điểm
- Đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh: 19 điểm
- Đại học Văn Lang: 15 điểm
4. Tổ hợp môn xét tuyển :
A00: Toán - Lí - Hóa; 
A01: Toán - Lí - Anh; 
D01: Toán - Văn - Anh;
C01: Toán - Lí - Văn.
Tin mới nhất

Tiện ích