Thứ hai , 17-03-2025

Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

1. Mục tiêu chung

Mục tiêu chung của chương trình đào tạo cử nhân ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành theo định hướng ứng dụng nhằm đào tạo nguồn nhân lực có phẩm chất chính trị, đạo đức, trách nhiệm với xã hội, phục vụ cộng đồng và sức khỏe tốt; Có kiến thức cơ bản và kỹ năng thực hành cũng như năng lực chuyên môn về kinh tế, quản lý doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ du lịch và lữ hành đáp ứng theo yêu cầu công việc của xã hội ở các vị trí việc làm. Đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực lữ hành chất lượng, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trong nước và hội nhập quốc tế.

2. Mục tiêu cụ thể

Sau khi tốt nghiệp cử nhân ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành từ 2-3 năm, người học có khả năng:

- Áp dụng được kiến thức nền tảng về khoa học xã hội, chính trị, pháp luật, khoa học tự nhiên để giải quyết các vấn đề thuộc về lĩnh vực dịch vụ du lịch và lữ hành.

- Có năng lực phân tích, tổng hợp các kiến thức chuyên sâu về quản lý, kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch và lữ hành, trong những bối cảnh khác nhau.

- Thể hiện được các kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng mềm, kỹ năng số và ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc trong môi trường hội nhập, đa văn hóa;

- Xác định nghề nghiệp rõ ràng, phong cách làm việc chuyên nghiệp, tuân thủ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp; có năng lực sáng tạo, xây dựng kế hoạch kinh doanh và dự án khởi nghiệp; có khả năng học tập suốt đời.

3. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp

Cơ sở kinh doanh du lịch: Hãng lữ hành, hãng vận chuyển, công ty tổ chức sự kiện và hội nghị, khách sạn, nhà hàng, khu du lịch. Vị trí làm việc có thể đảm nhận:

- Hướng dẫn viên du lịch, nhân viên, chuyên gia thiết kế và phát triển sản phẩm lữ hành, tiếp thị và bán sản phẩm, điều hành thực hiện chương trình du lịch.

- Nhân viên, chuyên gia, cán bộ quản lý các cấp tại các bộ phận nghiệp vụ, các bộ phận hỗ trợ và phát triển và các bộ phận tổng hợp tại các cơ sở kinh doanh du lịch trong và ngoài nước.

- Chuyên viên phụ trách quan hệ đối ngoại, marketing, chăm sóc khách hàng, tổ chức sự kiện hội nghị và dịch vụ bổ sung tại các cơ sở kinh doanh du lịch trong và ngoài nước.

- Trợ lý giám đốc công ty, giám đốc các dự án, các khu vực thị trường hoặc giám đốc các bộ phận chức năng như marketing, kỹ thuật, sản xuất, nhân sự, đối ngoại.

Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch: Vị trí làm việc có thể đảm nhận:

- Chuyên viên các phòng và trung tâm trực thuộc các Sở, ban ngành phụ trách về du lịch như: Phòng lữ hành, Quy hoạch tài nguyên du lịch, Nghiệp vụ du lịch, Trung tâm xúc tiến du lịch, Tổ chức cán bộ, Tổng hợp, Thanh tra du lịch.

- Nghiên cứu viên nghiên cứu thị trường, quảng bá và xúc tiến du lịch; nghiên cứu phát triển và quản lý du lịch trong các viện nghiên cứu và quản lý du lịch.

- Chuyên gia, cán bộ quản lý, điều phối tại các dự án du lịch cộng đồng, dự án phi chính phủ về du lịch.

- Giảng viên giảng dạy về du lịch tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp có đào tạo về du lịch.

4. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường

Trên nền tảng các kiến thức và kỹ năng đã được trang bị, sinh viên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành sau khi tốt nghiệp có khả năng:

- Tiếp tục học tập ở bậc cao hơn (Thạc sĩ, Tiến sĩ) và có điều kiện liên thông sang các ngành đào tạo khác trong khối ngành Kinh tế.

- Tự nghiên cứu, học tập, bổ sung các tri thức và kỹ năng còn thiếu nhằm đáp ứng với yêu cầu của vị trí công tác và quy hoạch phát triển nhân sự ở đơn vị công tác.

Tin mới nhất

Tiện ích