1. Mục tiêu chung
Chương trình đào tạo cử nhân ngành Quản trị khách sạn của trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp theo định hướng ứng dụng nhằm đào tạo nguồn nhân lực có phẩm chất chính trị, đạo đức, trách nhiệm với xã hội, phục vụ cộng đồng và sức khỏe tốt; có kiến thức và kỹ năng thực hành về kinh tế, quản lý doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch khách sạn đảm bảo theo yêu cầu công việc của xã hội ở các vị trí việc làm; đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trong nước và hội nhập quốc tế.
2. Mục tiêu cụ thể
Sau khi tốt nghiệp cử nhân ngành Quản trị khách sạn từ 2-3 năm, người học có khả năng:
- Áp dụng kiến thức nền tảng về khoa học xã hội, chính trị, pháp luật, khoa học tự nhiên và lập luận ngành để giải quyết các vấn đề thuộc về lĩnh vực du lịch khách sạn.
- Thể hiện được kiến thức tổng hợp về kinh tế, du lịch, quản trị và kinh doanh khách sạn.
- Áp dụng được các kỹ năng cơ bản và kỹ năng nghề nghiệp trong lĩnh vực du lịch khách sạn.
- Hình thành quan điểm rõ ràng về nghề nghiệp, phong cách làm việc chuyên nghiệp, tuân thủ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp; có năng lực sáng tạo, khả năng học tập và ứng biến với thay đổi trong công việc.
3. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp
Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp hướng tới đào tạo nguồn nhân lực theo định hướng ứng dụng. Vì vậy, chương trình đào tạo cử nhân Quản trị khách sạn được xây dựng nhằm hướng đến kết quả là người học sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận các vị trí công việc chuyên môn tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú phục vụ du lịch và các tổ 5 chức kinh tế - xã hội khác trong lĩnh vực du lịch khách sạn. Với những kiến thức về chuyên ngành được đào tạo, người học có thể đảm nhận được những vị trí công việc như sau:
- Nhân viên, quản lý, giám sát, điều hành trong các bộ phận kinh doanh của doanh nghiệp du lịch, khách sạn, nhà hàng, resort, khu nghỉ dưỡng, khu du lịch như lễ tân, buồng, quản trị nhân sự, dịch vụ bổ sung, tổ chức sự kiện;
- Chuyên viên, quản lý tại các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch như Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cục Du lịch quốc gia, các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hiệp hội du lịch, Hiệp hội khách sạn;
- Tham gia giảng dạy chuyên ngành khách sạn các tại các cơ sở đào tạo phù hợp;
- Tự khởi nghiệp thành lập doanh nghiệp du lịch, khách sạn, nhà hàng, resort, khu nghỉ dưỡng, khu du lịch.
4. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường
Trên nền tảng các kiến thức và kỹ năng đã được trang bị, sinh viên ngành Quản trị khách sạn sau khi tốt nghiệp có khả năng:
- Tiếp tục học tập ở bậc cao hơn (Thạc sĩ, Tiến sĩ) và có điều kiện liên thông sang các ngành đào tạo khác trong khối ngành Kinh tế;
- Tự nghiên cứu, học tập, bổ sung các tri thức và kỹ năng còn thiếu nhằm đáp ứng với yêu cầu của vị trí công tác và quy hoạch phát triển nhân sự ở đơn vị công tác.
TÊN NGÀNH | ĐẠI HỌC | THẠC SĨ |
---|---|---|
Công nghệ vật liệu dệt, may | 7540203 | - |
Công nghệ dệt, may | 7540204 | - |
Công nghệ thực phẩm | 7540101 | 8540101 |
Công nghệ thông tin | 7480201 | - |
CNKT điều khiển và TĐH | 7510303 | - |
CNKT điện, điện tử | 7510301 | 8520201 |
CNKT điện tử - viễn thông | 7510302 | - |
CNKT cơ khí | 7510201 | 8520103 |
Kế toán | 7340301 | 8340301 |
Quản trị kinh doanh | 7340101 | 8340101 |
Tài chính - Ngân hàng | 7340201 | 8340201 |
Kinh doanh thương mại | 7340121 | 8340121 |
Mạng máy tính và TTDL | 7480102 | - |
CNKT cơ điện tử | 7510203 | - |
Ngôn ngữ Anh | 7220201 | - |
CNKT Máy tính | 7480108 | - |
QT dịch vụ du lịch và lữ hành | 7810103 | - |
Ngành Công nghệ kỹ thuật Ô tô | 7510205 | - |
Ngành Bảo hiểm | 7340204 | - |
Khoa học dữ liệu | 7460108 | - |
Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng | 7510605 | - |
Marketing | 7340115 | - |
Kiểm toán | 7340302 | - |
Quản trị khách sạn | 7810201 | - |
ĐBCL & An toàn thực phẩm | 7540106 | - |